Internet vệ tinh tại Việt Nam

Internet vệ tinh tại Việt Nam

Internet vệ tinh đang là xu hướng viễn thông mới của thế giới giúp giải quyết bài toán về khả năng phủ sóng tới mọi khu vực xa xôi trên toàn cầu. Hãy cùng Alphavina tìm hiểu chi tiết về internet vệ tinh Starlink tại Việt Nam và khả năng phát triển của nó trong tương lai qua bài viết dưới đây.

Internet vệ tinh tại Việt Nam
Internet vệ tinh tại Việt Nam

Internet vệ tinh Starlink là gì?

Internet vệ tinh hoạt động dựa trên sự kết hợp của tín hiệu được định tuyến qua vệ tinh ở quỹ đạo Trái Đất và một đĩa thu nhận tín hiệu. Người dùng sẽ kết nối modem với vệ tinh đó để chuyển tín hiệu thành kết nối internet khả dụng.

Không giống như vệ tinh truyền thống, vệ tinh Starlink liên lạc thông qua công nghệ laser. Laser là một loại sóng ánh sáng có tốc độ di chuyển khoảng 300.000 km/s. Nhờ vậy mà dữ liệu có thể truyền đi với tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với internet truyền thống.

Vệ tinh nhân tạo được ứng dụng trong nhiều dịch vụ như quân sự, thiên văn, định vị GPS, thời tiết, truyền hình… Internet vệ tinh không phải là một khái niệm mới. Nó đã được khai thác từ giữa năm 1995 và ngày càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng toàn cầu. Các vệ tinh sẽ truyền tín hiệu Internet thẳng xuống các thiết bị thu nhận trên mặt đất. Sau đó các thiết bị này sẽ phát tín hiệu thông qua router Starlink của người dùng.

Thị trường internet vệ tinh đang rất sôi động với nhiều tên tuổi lớn như SpaceX (Hoa Kỳ), OneWeb (Vương Quốc Anh mua lại), Telesat (Châu Âu), HughesNet (Hoa Kỳ), SES (Luxembourg)… SpaceX của Elon Musk nằm trong số nhiều công ty đang cạnh tranh để cung cấp dịch vụ internet vệ tinh toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Starlink là dự án của SpaceX – Tập đoàn công nghệ khai phá không gian của Elon Musk. Dự án Starlink được bắt đầu vận hành chính thức từ tháng 10 năm 2020.

SpaceX có tham vọng xây dựng mạng lưới internet không dây tốc độ cao toàn cầu với hơn 12.100 vệ tinh ngoài vũ trụ. Hiện tại SpaceX đã phóng hơn 3200 vệ tinh cỡ nhỏ lên quỹ đạo thấp của Trái Đất, cách mặt đất 550km. Khi tất cả 42.000 vệ tinh được đưa vào quỹ đạo như mong muốn, Starlink có thể phủ sóng toàn cầu mà không bị gián đoạn.

Hoạt động của internet vệ tinh có thể được tóm gọn như sau:

  • Khi bạn truy cập vào trang mạng, yêu cầu của bạn sẽ được chuyển từ máy tính đến một chảo internet vệ tinh được đặt trong khu vực nhà bạn
  • Chảo internet vệ tinh sẽ phát đi yêu cầu dữ liệu của bạn đến một vệ tinh đang quay quanh Trái Đất và vệ tinh sẽ gửi yêu cầu đó đến nhà cung cấp dịch vụ internet.
  • Dữ liệu sẽ được truyền từ nhà cung cấp đến vệ tinh, sau đó từ vệ tinh đến chảo internet vệ tinh, tiếp tục đến router của khách hàng và đến máy tính.

Starlink nhắm tới mục tiêu tốc độ tải xuống có thể lên đến 1Gbps khi dịch vụ hoạt động đầy đủ, độ trễ dưới 20 mili giây. Hiện nay nhiều nơi trên thế giới đã có thể dùng Starlink Beta và có trải nghiệm rất tốt về tốc độ internet nhanh.

Ưu điểm của internet vệ tinh Starlink

Internet vệ tinh Starlink đang nhận được sự quan tâm rất lớn bởi những ưu điểm nổi bật mà nó sở hữu:

  • Vệ tinh tầm thấp có độ phủ sóng rộng nên Internet vệ tinh đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách số trên thế giới. Tính trên toàn thế giới đến năm 2021 vẫn còn 50% người dân chưa được kết nối internet, nhất là vùng sâu vùng xa, biển đảo do việc triển khai cáp internet quá đắt đỏ hoặc khó khăn.
  • Internet vệ tinh có băng thông lớn, tốc độ cao và độ trễ thấp.
  • Tiến bộ công nghệ đã cho phép phóng các vệ tinh tầm thấp với giá rẻ hơn rất nhiều so với trước đây, đây là lợi thế cạnh tranh quan trọng so với các nhà mạng truyền thống.

Tuy nhiên internet vệ tinh cũng có một số nhược điểm chính là bài toán khó giải cho các nhà cung cấp dịch vụ:

  • Các công ty trong nước muốn phát triển dịch vụ internet vệ tinh phải phụ thuộc vào hệ thống vệ tinh có sẵn của các công ty nước ngoài.
  • Chi phí ban đầu cho bộ thu phát lớn: để sử dụng dịch vụ internet vệ tinh của Starlink sẽ phải trả chi phí lên đến gần 600 USD (gần 14 triệu đồng) cho anten, bộ định tuyến, bộ nguồn và giá đỡ.
  • Giá cước dịch vụ cao, dự kiến 99 USD, vẫn đắt hơn gấp 10 lần dịch vụ internet cố định hiện nay.
  • Khả năng bị gián đoạn do thời tiết xấu ảnh hưởng đến đường truyền, bị các vật thể như mái nhà, cây cối ảnh hưởng đến quá trình bắt tín hiệu từ vệ tinh.
  • Trang thiết bị cồng kềnh, cần có bộ thiết bị bắt tín hiệu nên khó lòng phổ biến như mạng di động.
  • Các vệ tinh tầm thấp có vòng đời ngắn, chỉ khoảng 5-7 năm

Hiện tại Starlink vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và mới chỉ có 15% số vệ tinh được triển khai vào quỹ đạo. Nếu Starlink có thể làm được những gì họ đã công bố thì internet vệ tinh có thể là giai đoạn phát triển đột phá, xây dựng tiêu chuẩn mới của ngành viễn thông. Trong tương lai, chi phí sử dụng internet vệ tinh sẽ rẻ hơn hiện tại nhờ sự cạnh tranh công nghệ và

Sử dụng Starlink tại Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có biển với khí hậu biến đổi quanh năm, nên nhu cầu về internet vệ tinh là rất lớn, nhất là tại các khu vực vùng sâu vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo. Internet vệ tinh sẽ tồn tại song song với hệ thống mạng viễn thông trên mặt đất.

Ở Việt Nam tỉ lệ phủ sóng di động 3G, 4G, cáp quang đã đạt mức cao. Tỷ lệ dân số chưa kết nối mạng rất thấp, khoảng 23% khu vực chủ yếu ở nông thôn, hải đảo là những vùng có kinh tế khó khăn. Việc kinh doanh dịch vụ internet vệ tinh tại Việt Nam sẽ là một bài toán khó cho nhà đầu tư.

Trang web đăng ký trải nghiệm internet vệ tinh Starlink đã hứa hẹn có dịch vụ tại Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2022. Để sử dụng internet vệ tinh cần trang bị thêm bộ Starlink gồm thiết bị đầu cuối (anten), bộ định tuyến Wifi, giá 3 chân để đặt anten và một bộ nguồn. Khách hàng cần đặt cọc 99 USD và có thể nhận lại nếu đổi ý. Tuy nhiên Starlink vẫn chưa có đề xuất cụ thể về việc xin cấp phép cung cấp dịch vụ chính thức tại Việt Nam. Starlink cũng không đề cập rõ thời điểm mà internet vệ tinh được triển khai.

Hiện tại, để cung cấp dịch vụ internet vệ tinh tại Việt Nam, các công ty viễn thông nước ngoài phải hợp tác với nhà cung cấp Telco trong nước và tuân thủ các quy định khác theo pháp luật Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp nước ngoài phải có thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp của Việt Nam đã được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông với phương thức truyền dẫn qua vệ tinh, hoặc thành lập liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam. Công ty Vina Alpha sẵn sàng xin cấp phép cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ internet vệ tinh của Starlink tại Việt Nam.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin chi tiết về internet vệ tinh. Bạn có mong đợi trải nghiệm internet vệ tinh tại Việt Nam không? Hãy theo dõi Alphavina để cập nhật những thông tin mới nhất nhé. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ALPHA VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 01-LK31, TDP Quang Minh, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Văn phòng giao dịch: Số 9, Tổ Dân Phố Chợ, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Số điện thoại: 0929640863

Tel:(+84)2438399555

Email: info@alphavina.com

Bài viết liên quan
call zalo messenger