IP66 là gì? Ý nghĩa tiêu chuẩn IP và các chuẩn phổ biến
Tiêu chuẩn IP là một chỉ số quan trọng của các thiết bị điện tử thể hiện khả năng bảo vệ thiết bị chống lại sự xâm nhập của bụi bẩn và nước từ môi trường. Trong bài viết dưới đây, Alphavina sẽ giới thiệu chi tiết về tiêu chuẩn IP và các chuẩn IP phổ biến.
Khái niệm tiêu chuẩn IP
Tiêu chuẩn IP (Ingress Protection) là sự bảo vệ chống xâm nhập. Chỉ số này dùng để phân loại và xếp hạng cấp độ của lớp vỏ máy bảo vệ thiết bị khỏi sự xâm nhập của bụi bẩn và nước. Cấp bảo vệ IP được quy định bởi Ủy ban kỹ thuật Điện quốc tế IEC (International Electrotechnical Commission).
Chỉ số này được áp dụng rộng rãi cho các thiết bị điện, điện tử ví dụ như camera, đồng hồ thông minh, điện thoại di động, đèn Led… Sự xâm nhập của nước, bụi bẩn vào trong các thiết bị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động, tuổi thọ của thiết bị và an toàn của người sử dụng. Vì vậy đây là chỉ số quan trọng cần quan tâm khi mua các thiết bị điện, điện tử. Đây cũng là bước tiến lớn của các nhà sản xuất nhằm cải thiện độ bền của sản phẩm, tăng sự an tâm của người dùng, tạo ra những sản phẩm có thể sử dụng được trong những môi trường ẩm thấp, khắc nghiệt.
Chỉ số IP có ký hiệu trùng với địa chỉ IP (Internet Protocol) là địa chỉ giao thức của internet, dùng để nhận diện và kết nối các thiết bị với nhau qua mạng internet. Cần phân biệt hai khái niệm IP để tránh nhầm lẫn ý nghĩa của chúng.
Ý nghĩa biểu thị của từng chữ số sau IP
Chỉ số IP gồm 2 chữ số, chữ số đầu tiên biểu thị mức độ chống lại bụi bẩn, chữ số thứ 2 biểu thị mức độ chống nước. Nếu có một tiêu chí bảo vệ nào đó không đạt, ký tự số sẽ thay bằng ký tự X.
Chỉ số chống bụi bẩn gồm 7 cấp độ biểu thị bằng các chữ số từ 0 đến 6:
- 0: Không bảo vệ
- 1: Bảo vệ ngăn chặn, chống lại sự xâm nhập của những vật rắn có kích thước đường kính trên 50mm
- 2: Bảo vệ ngăn chặn, chống lại sự xâm nhập của những vật rắn có kích thước đường kính trên 12mm
- 3: Bảo vệ ngăn chặn, chống lại sự xâm nhập của những vật rắn có kích thước trên 2.5mm
- 4: Bảo vệ ngăn chặn, chống lại sự xâm nhập của những vật rắn có kích thước trên 1mm
- 5: Bảo vệ ngăn chặn, chống lại hạt bụi nhưng không hoàn toàn, tuy nhiên lượng bụi xâm nhập không ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.
- 6: Ngăn chặn, chống bụi hoàn toàn
Chỉ số chống nước gồm 9 cấp độ biểu thị bằng các chữ số từ 0 đến 8:
- 0: Không bảo vệ chống nước
- 1: Bảo vệ ngăn chặn, chống nước nhỏ giọt theo phương thẳng đứng.
- 2: Bảo vệ ngăn chặn, chống nước, chống nước nhỏ giọt khi thiết bị được đặt nghiêng 15 độ
- 3: Bảo vệ, ngăn chặn, chống nước phun trực tiếp với góc nghiêng tối đa 60 độ so với phương thẳng đứng
- 4: Bảo vệ, ngăn chặn, chống nước bắn từ nhiều hướng, với giới hạn được cho phép.
- 5: Bảo vệ bởi nước vòi phun áp lực cao từ khắp mọi hướng, với giới hạn được cho phép
- 6: Bảo vệ thiết bị chống lại nước phun dưới dạng luồng mạnh từ mọi hướng
- 7: Bảo vệ thiết bị ngâm trong nước trong một khoảng thời gian ngắn với áp lực nước nhỏ (khoảng 30 phút ở độ sâu 15cm đến 1m
- 8: Bảo vệ thiết bị có khả năng làm việc bình thường khi ngâm lâu ở trong nước dưới áp lực nhất định, bảo đảm không có hại do nước gây ra
Các chuẩn IP thường gặp
Có 7 cấp độ chống bụi và 9 cấp độ chống nước khác nhau khi kết hợp sẽ tạo nên rất nhiều chỉ số IP. Nhưng các chuẩn IP phổ biến nhất hay gặp với các thiết bị trong đời sống bao gồm IP53, IP65, IP67, IP68 mang ý nghĩa cụ thể như sau:
+ IP53: Thiết bị có khả năng bảo vệ khỏi bụi bẩn và chống tia nước với góc nghiêng tối đa 60 độ so với phương thẳng đứng. Với tiêu chuẩn IP53, thiết bị không thể thả xuống nước mà chỉ có thể được bảo vệ khỏi nước nhỏ vào một chút hoặc khi mưa nhỏ.
+ IP65 : Thiết bị có khả năng chống bụi tuyệt đối và bảo vệ khỏi dòng nước phun vào kèm áp lực từ mọi hướng.
+ IP67: Thiết bị có khả năng chống bụi tuyệt đối, khả năng bảo vệ và chống lại việc bị ngâm trong trong nước ở độ sâu từ 15cm đến 1m trong vòng 30 phút.
+ IP68: IP68 là chỉ số IP cao nhất. Thiết bị có khả năng chống bụi tuyệt đối, khả năng bảo vệ và chống lại việc bị ngâm trong nước ở độ sâu từ 1-2m, bảo đảm vận hành, hoạt động bình thường.
Ý nghĩa của chỉ số IP
Chỉ số IP giúp người sử dụng đánh giá được mức độ an toàn của thiết bị trong quá trình sử dụng trước ảnh hưởng của thời tiết và môi trường. Dựa vào chỉ số này ta biết được mức độ bảo vệ của thiết bị để có cách sử dụng hợp lý hoặc lắp đặt ở vị trí thích hợp để hạn chế tối đa những rủi ro do tác động của bụi và nước.
Không giống như những quảng cáo mơ hồ: thiết bị chống bụi tốt, chống nước tốt, chỉ số IP cung cấp thông tin chính xác xem thiết bị có thể chống bụi, chống nước ở cấp độ nào. Có sản phẩm chỉ có thể chịu được mưa nhẹ, nước bắn, có sản phẩm được bảo vệ bởi cả mưa bão, nước xối mạnh, thậm chí rơi vào nước trong một khoảng thời gian và độ sâu, áp lực nước nhất định.
Nước ta có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều cùng lưu lượng bụi trong không khí rất lớn. Nên chỉ số IP là một trong những yếu tố hàng đầu cần quan tâm khi chọn mua sản phẩm. Những thiết bị không có chỉ số IP hoặc chỉ số IP thấp thường là những mặt hàng kém chất lượng, hiệu suất sử dụng kém, dễ hư hỏng trong quá trình sử dụng.
Chỉ số IP không xác định hoặc phân biệt được bằng mắt thường hoặc các phương pháp thủ công mà được đo lường, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của các tổ chức kiểm định chất lượng. Một số sản phẩm, thiết bị quảng cáo chỉ số IP cao nhưng không có chứng nhận chất lượng. Vì vậy nên mua sản phẩm chính hãng từ những thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Mỗi thiết bị có chỉ số IP khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng và môi trường lắp đặt mà lựa chọn sản phẩm phù hợp. Những thiết bị lắp đặt trong nhà không đòi hỏi chỉ số chống bụi, chống nước cao. Nhưng những sản phẩm lắp đặt ngoài trời, trong nhà tắm, gần bể bơi, trong phân xưởng sản xuất… thì đòi hỏi chỉ số chống bụi, chống nước cao mới đảm bảo hoạt động ổn định, bền bỉ. Vì vậy cần lựa chọn thiết bị có chỉ số IP phù hợp, tránh trường hợp mua phải sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn chống bụi, chống nước dẫn đến sự cố trong quá trình sử dụng.
Chỉ số IP cũng quyết định đến cách sử dụng sản phẩm. Ví dụ một chiếc đồng hồ thông minh có chỉ số chống nước thấp thì không nên sử dụng khi trời mưa to, khi đi bơi, không được ngâm trong nước. Một thiết bị đèn Led có chỉ số IP thấp thì không thể lắp đặt ngoài trời. Những thiết bị có chỉ số IP càng cao thì giá thành sẽ cao hơn. Nên tùy theo nhu cầu sử dụng mà lựa chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền.
Một lưu ý rất quan trọng về chỉ số IP đó là khả năng chống bụi, chống nước được thử nghiệm trong phòng nghiên cứu với các tiêu chuẩn định sẵn, áp lực nước được đo đạc chính xác. Trong khi đó, thực tế có thể khắc nghiệt hơn rất nhiều. Ví dụ như một chiếc đồng hồ thông minh có chỉ số IP68 nhưng khi đi bơi ở biển thì nước biển có muối sẽ dễ ăn mòn khiến đồng hồ có nguy cơ hư hại. Hơn nữa khả năng chống bụi, chống nước không phải là vĩnh viễn mà theo thời gian, lớp vỏ chống nước có thể bị ăn mòn, suy giảm dẫn đến khả năng chống bụi, chống nước cũng bị giảm theo.
Những chia sẻ trong bài viết trên đây của Alphavina đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số IP và ý nghĩa của chúng. Khi mua các thiết bị điện, điện tử hãy chú ý đến chỉ số IP để lựa chọn phù hợp với nhu cầu, môi trường sử dụng và biết cách bảo vệ thiết bị sao cho tuổi thọ cao nhất.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ALPHA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 01-LK31, TDP Quang Minh, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Số 9, Tổ Dân Phố Chợ, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 0929640863
Tel:(+84)2438399555
Email: info@alphavina.com