Linh kiện tụ điện, phân loại và cách đọc giá trị từng loại

Linh kiện tụ điện, phân loại và cách đọc giá trị từng loại

Tụ điện là một linh kiện điện tử rất quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong các mạch điện tử. Hãy cùng Alphavina tìm hiểu chi tiết về khái niệm, cấu tạo, phân loại và cách đọc các thông số của tụ điện qua bài viết dưới đây.

Khái niệm tụ điện

Tụ điện có tên gọi tiếng Anh là Capacitor, ký hiệu viết tắt là “C”. Tụ điện là thành phần không thể thiếu trong các mạch điện tử. Tụ điện là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được ngăn cách bởi điện môi. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu. Tụ điện có tính chất cách điện một chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp.

Nguyên lý phóng nạp của tụ điện là khả năng tích trữ năng lượng điện và phóng ra các electron để tạo ra dòng điện. Tụ điện cần được cấp nguồn để hoạt động được nên thuộc loại linh kiện thụ động. Tụ điện có khả năng tích trữ năng lượng điện hiệu quả mà không làm tiêu hao năng lượng điện. Nguyên lý phóng nạp thông minh của tụ điện giúp truyền tín hiệu giữa các tầng khuếch đại có chênh lệch điện thế, ngăn điện áp một chiều và cho phép điện áp xoay chiều lưu thông.

Cấu tạo của tụ điện

Có rất nhiều loại tụ điện khác nhau nhưng đều có cấu tạo chung bao gồm:

  • 2 dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại. Hai bề mặt này được đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bởi một lớp điện môi.
  • Điện môi là các chất không dẫn điện như thủy tinh, giấy, gốm, mica, màng nhựa, không khí, giấy tẩm hóa chất… Chất liệu làm điện môi được dùng để đặt tên cho tụ điện. Ví dụ như điện môi bằng giấy ta có tụ giấy, điện môi bằng không khí ta có tụ không khí, điện môi bằng gốm gọi là tụ gốm…

Phân loại tụ điện

+ Phân loại theo cấu trúc:

* Tụ cố định: Tụ cố định là tụ có trị số điện dung cố định. Trị số này được in cụ thể trên vỏ của tụ điện.

* Tụ xoay (Air – Variable Capasitors): Tụ xoay là tụ không phân cực, gồm các lá động và lá tĩnh đặt xen kẽ với nhau, hình thành nên các bản cực động và bản cực tĩnh. Khi các lá động xoay làm thay đổi điện tích hiệu dụng giữa hai bản cực, do đó thay đổi giá trị hiệu dụng của tụ. Giá trị hiệu dụng của tụ xoay phụ thuộc vào số lượng các lá kim loại và khoảng không gian giữa các lá kim loại. Tụ xoay thường được sử dụng trong máy thu radio để chọn tần.

* Tụ vi chỉnh (Trimmer): Tụ vi chỉnh có cấu tạo gồm các lá kim loại đặt xen kẽ với nhau, ở giữa là lớp điện môi, khoảng cách giữa các bản cực của tụ thay đổi nhờ ốc vít điều chỉnh được, từ đó thay đổi giá trị hiệu dụng của tụ.

+ Phân loại theo điện cực:

* Tụ phân cực: là tụ điện có cực xác định, khi đấu nối phải đúng cực âm dương. Hầu hết các tụ hóa là tụ điện phân cực. Chúng thường dùng trong các mạch tần số làm việc thấp, dùng lọc nguồn.

* Tụ không phân cực: là tụ không xác định cực âm dương, thường dùng trong các mạch điện tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu.

+ Phân loại theo kiểu kết nối

* Tụ chân cắm: là tụ có các chân cắm dùng để kết nối. Ưu điểm của tụ chân cắm là kích thước lớn, dễ lắp đặt, thay thế, sửa chữa. Nó thường được dùng làm tụ lọc nguồn, sử dụng trong các mạch điện lowtech, các mạch điện công nghiệp cần độ bền cao.  

* Tụ dán SMD: là loại tụ điện không có chân cắm mà hai đầu kết nối được thay bằng đầu kim loại, nhờ vậy mà chiếm ít không gian hơn so với tụ chân cắm. Tụ dán được ưu tiên sử dụng cho các mạch công suất nhỏ, yêu cầu kích thước nhỏ. Tụ dán rất dễ lắp đặt khi sử dụng các thiết bị lắp ráp tự động. Tụ dán được sử dụng với số lượng lớn trong sản xuất các thiết bị điện tử hiện đại.

+ Phân loại theo cấu tạo:

* Tụ gốm (Ceramic Capacitors): Tụ gốm là tụ không phân cực, được làm bằng ceramic, bên ngoài bọc keo hay nhuộm màu. Tụ gốm hoạt động trong dải cao tần và tiêu thụ rất ít năng lượng.

* Tụ màng mỏng (Film Capacitors): Tụ màng mỏng là tụ không phân cực, sử dụng chất điện môi là Polyester, Polyethylene hoặc Polystyrene có tính mềm dẻo. Tụ màng mỏng thường ứng dụng trong các dải âm tần (audio) và cao tần (radio)

* Tụ hóa (Electrolytic Capacitors): Tụ hóa là tụ phân cực gồm các lá nhôm ngăn cách bởi dung dịch điện phân và cuộn lại thành dạng hình trụ. Khi có điện áp một chiều đặt lên hai bản cực của tụ điện sẽ xuất hiện màng oxit kim loại cách điện đóng vai trò lớp điện môi. Tụ hóa hoạt động trong dải âm tần, dung sai lớn, kích thước đa dạng từ nhỏ tới lớn.

* Tụ giấy (Paper Capacitors): Tụ giấy có bản cực là các lá nhôm hoặc thiếc cách nhau một lớp giấy tẩm dầu cách điện làm dung môi.

* Tụ mica (Mica Capacitors): Tụ mica là tụ không phân cực, cấu tạo gồm các lá kim loại đặt xe kẽ với các lớp mica. Tụ mica có tính ổn định cao, sai số nhỏ, tiêu hao năng lượng không đáng kể, được sử dụng trong các dải cao tần (radio)

Cách đọc thông số của tụ

Trên tụ điện có hai thông số quan trọng nhất là giá trị điện dung và hiệu điện thế (điện áp) hoạt động của tụ điện. Giá trị điện dung thể hiện khả năng tích trữ nguồn điện nhiều hay ít. Còn giá trị điện áp là mức điện áp tối đa mà tụ điện có thể chịu được. Nếu vượt quá mức điện áp này thì tụ điện có thể bị nổ. Hai thông số này được ghi trực tiếp hoặc bằng ký hiệu trên tụ điện.

Ngoài ra còn rất nhiều tham số khác mà người thiết kế hoặc sửa chữa thiết bị phải quan tâm như: hệ số biến đổi điện dung theo nhiệt độ, độ trôi điện dung theo thời gian, độ rò điện, dải tần số làm việc, tổn hao điện môi, tiếng ồn… được ghi trong catalog của linh kiện.

Đối với các tụ điện có kích thước lớn thì các thông số được thể hiện trên thân tụ điện. Còn đối với các tụ điện có kích thước nhỏ như tụ gốm, tụ giấy, tụ dán thì thông số điện dung được thể hiện bằng hệ thống gồm số – chữ cái. Để đọc trị số tụ ta lấy hai chữ số đầu nhân với 10mũ số thứ 3, còn chữ K hay J ở cuối là sai số 5% hay 10% của tụ điện.

Mua tụ điện ở đâu uy tín, chất lượng?

Tụ điện là linh kiện điện tử rất quan trọng và thông dụng nên không khó để tìm nơi bán tụ điện trên thị trường. Tuy nhiên có vô số nhà cung cấp với nhiều kênh khác nhau từ cửa hàng nhỏ lẻ, công ty chuyên nghiệp đến các sàn thương mại điện tử. Người tiêu dùng rất khó để phân biệt được nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và mức độ uy tín của các nhà cung cấp.

Alphavina mang lại sự đảm bảo tốt nhất cho khách hàng với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong lĩnh vực cung ứng linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông. Tụ điện là một trong những linh kiện điện tử được phân phối nhiều nhất với đa dạng các chủng loại đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm đầy đủ chứng nhận xuất xứ, chất lượng và chế độ bảo hành uy tín nếu có lỗi kỹ thuật hoặc lỗi do khâu bảo quản, vận chuyển.

Giá cả các loại tụ điện đều hợp lý, cạnh tranh so với chất lượng. Có thể giá thành không phải rẻ nhất vì trên thị trường có rất nhiều nơi bán linh kiện trôi nổi với giá cực rẻ nhưng chất lượng tại Alphavina luôn được đặt lên hàng đầu. Sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng trong suốt hơn 10 năm qua chính là sự đảm bảo và đánh giá tốt nhất về chúng tôi.

Tại Alphavina có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, có cả kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế sẽ tư vấn giúp khách hàng lựa chọn đúng loại tụ điện phù hợp về các thông số và yêu cầu của mạch điện. Đội ngũ nhân viên không ngừng học hỏi, trau dồi những kiến thức mới để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về tụ điện – linh kiện điện tử quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nếu có nhu cầu về tụ điện hoặc bất cứ loại linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông nào, hãy liên hệ ngay với Alphavina để được tư vấn và phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ALPHA VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 01-LK31, TDP Quang Minh, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Văn phòng giao dịch: Số 9, Tổ Dân Phố Chợ, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Số điện thoại: 0929640863

Tel:(+84)2438399555

Email: info@alphavina.com

Bài viết liên quan
call zalo messenger